Với những người làm sáng tạo văn học –nghệ thuật thì đề tài về chiến tranh và hòa bình,cuộc sống và cái chết, tình yêu và sự chờ đợi luôn là những đề tài lớn, thôi thúc họ tìm tòi, khám phá.
Là một người lính trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước,và cuộc chiến tranh biên giới Tây-nam.Tôi đã chứng kiến biết bao cuộc chia ly. Bản thân tôi đứng vững và vượt lên được qua chiến tranh cũng nhờ một tình yêu lớn từ một cô gái Hà nội. Những hình ảnh và âm thanh đầu tiên bật lên cảm xúc để viết Sông đợi chính là Mùa xuân,tình yêu, dòng sông, con đò và tiếng gọi đò…
Thật ra, tôi chỉ muốn kể lại một cuộc tình bên sông, cuộc tình ấy thật dung dị và cũng đời thường thôi. Nhưng với tôi nó thật đẹp đẽ, cho dù sự chia ly ấy thật đau đớn, cồn cào, thao thiết, khắc khoải…Sự đợi chờ của tình yêu trong chiến tranh thật bình thường nhưng lại vĩ đại. Sự đợi chờ trong “Sông đợi” cũng có hình ảnh trong “Cuộc chia ly màu đỏ” của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Nhưng ở “Sông đợi” sự chia ly này làm nên niềm tin, nó không hề bi lụy, giống như một câu thơ của Nam Hà:
“Xa nhau không hề rơi nước
mắt, nước mắt dành cho ngày gặp mặt”.
Tác phẩm “Sông đợi” được viết ở giọng mi thứ (e moll). Ngôn ngữ dân gian-hiện đại . Phần mở đầu như một lời kể chuyện với âm hưởng của dân ca đồng bằng Bắc bộ. Phần hai với những nốt lên cao và ngân dài, diễn tả nỗi lòng của cô gái đợi chờ người yêu bên sông.
Phần kết như một sự bổ xung cao trào, làm cho tác phẩm đầy đủ hơn trọn vẹn hơn. Nó tạo nên niềm tin và ngợi ca sự thủy chung trong tình yêu. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh đã nhận xét: “Sông đợi có một cái gì đó phảng phất nhạc phẩm Cô lái đò của người cha thân yêu của tôi là cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc và thi sĩ Nguyễn Bính (viết năm 1942). Vậy, “Sông đợi” là sự phảng phất hay tiếp nối Cô lái đò?”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét