Cũng như nhiều người, cho đến khi bài hát Lời anh vọng mãi ngàn năm trở nên nổi tiếng một thời tôi mới biết đến tên tuổi của Vũ Thanh, chứ anh tham gia hoạt động âm nhạc từ rất sớm, bắt đầu viết ca khúc từ năm 1948. Đóng góp của Vũ Thanh chủ yếu trong lĩnh vực thanh nhạc.
Anh đã có một số lượng ca khúc đáng kể, đề cập đến nhiều bình diện của cuộc sống, thể hiện rõ một hướng đi của anh: đó là sáng tác gắn liền với thực tế cuộc sống và phản ánh cuộc sống. Anh thường nghĩ rằng mỗi tác phẩm viết ra phải nói lên được một điều gì đó cho đất nước hôm nay. Sau ca khúc Lời anh vọng mãi ngàn năm, năm 1966 anh có một thành công xuất sắc, được xếp vào những ca khúc hay của Hà Nội cũng như trong các ca khúc thời chống Mỹ.
Đó là ca khúc Bài ca Hà Nội. Bài hát ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ngay trong một trận không kích của máy bay giặc Mỹ vào Thủ đô ta. Ngồi trong hầm trú ẩn tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam, anh bắt đầu sáng tác, lúc còi báo yên, "máy bay địch đã đi xa" cũng là lúc anh viết xong bài hát. Nữ ca sĩ Tuyết Thanh là người đầu tiên thể hiện bài hát này, và bài hát được phát trên sóng ngay trong ngày hôm đó. Giai điệu khoáng đạt, đầy chất tự hào đĩnh đạc, nhưng ấm áp, trữtình, nhắc đến những địa danh thân quen, những bóng dáng các cô nữ tự vệ Thủ đô thời ấy với ngôi sao vuông gắn trên mũ, đã lập tức đi vào lòng mọi người dân, người chiến sĩ Hà Nội đang chiến đấu, có sức mạnh cổ vũ không nhỏ trong những ngày tháng đầy gian khổ và hy sinh ấy.
Năm 1981 anh viết Hà Nội mùa thu. Ngay từ khi ra đời, ca khúc này đã chiếm được cảm tình đặc biệt của công chúng. ở sáng tác này, Vũ Thanh biểu lộ rõ mặt mạnh của mình. Đó là khả năng khái quát vấn đề và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời ca và ngôn ngữ âm nhạc.
Năm 1982, nhân năm Quốc tế về rừng, anh viết bài hát Rừng chiều. Anh đã tiếp cận đề tài bảo vệ rừng không phải bằng những lời hô hào, những khẩu hiệu, mà nhân cách hóa rừng xanh thành một đối tượng để yêu thương, trìu mến, gợi cho người nghe thấy được những vẻ đẹp tuyệt vời của rừng để từ đó thiết tha với công việc bảo vệ và phát triển nó. Và chính vì thế, bài hát Rừng chiều của anh lập tức có được sự mến mộ, không chỉ của những người làm công việc gây rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, mà của đông đảo công chúng, của cả những người không làm công việc gì liên quan đến rừng.Nhìn chung, sở trường của Vũ Thanh là chất trữ tình. Giai điệu trong ca khúc của anh đẹp trau chuốt, giàu hình tượng lãng mạn. Cảm xúc âm nhạc dào dạt, trẻ trung, mang rõ tính thời đại vươn tới sự đa dạng phong phú trong tác phẩm của mình. Điều này đã được thể hiện như : chất dân ca trong Cá lội đồng xanh (1968), Các anh về giữa Huế thân yêu (1975), Cảm xúc trên đường Pnôm Pênh (1979), Đêm trăng bên hồ cá (1982), trữ tình êm dịu trong Rừng chiều (1982), sôi nổi trong hợp xướng Đi lên trong ánh bình minh (1982) hoặc hào hùng trong Hát bên dòng lửa gang thép (1983). Gửi người chiến sĩ đặc công (1983) Đỉnh gió Na Dương (1985), Mùa dứa chín (1986)…
Vào thời gian sau này, Vũ Thanh có ý tìm tòi thêm những màu sắc và ngôn ngữ mới, trong đó có nhiều bài phổ thơ, như : Lỗi hẹn (thơ Kim Quy), Trở lại cố hương (thơ Phạm Văn Hải), Bâng khuâng hoa sữa (thơ Hoàng Cát), Đà Lạt chiều thu (thơ Nguyễn Bách), Chuyện tình A Zun, Chiều bên hồ cao nguyên, Tuổi xuân Yaly, Thả chiều vào tranh (thơ Đoàn Việt Bắc), Hạ Long, Hạnh phúc ở đâu, Em hát giữa đêm trăng Chư Prông (1983), Cảm xúc xi măng phút vào ca (1984), Hải phòng cánh én mùa xuân (1985), Gửi vào con sóng (1987)…Vũ Thanh còn có hai ca khúc xinh xắn viết cho thiếu nhi, đó là Em đi trong tươi xanh và bài hát Cháu yêu chú giải phóng quân.
Cho đến những ngày cuối của cuộc đời anh vẫn trung thành với sở trường của mình là ca khúc. Nhưng chỉ với ca khúc thôi anh cũng đã làm nên dáng vẻ của riêng mình với những Lời anh vọng mãi ngàn năm, Bài ca Hà Nội, Hà Nội mùa thu, Vũng Tàu biển hát, Rừng chiều, Đỉnh gió Na Dương, Em hát giữa đêm trăng Chư – Prông, Thả chiều vào tranh, Chuyện tình A Zun.
Vũ Thanh nhìn đời với con mắt lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống, cho dù cuộc sống riêng tư không phải hoàn toàn suôn sẻ, nhưng không biến anh thành một người bi quan, ẩn dật, mà luôn hòa mình vào đời sống của nhân dân, tìm được nhiều nguồn vui trong cái vui chung, trong những bước đi lên của xã hội. Có thể gọi anh là một nhà sọan nhạc trữ tình, giai điệu tươi tắn, bay bổng, đôi lúc man mác buồn, một thứ buồn dìu dịu, âm nhạc khúc chiết trong cấu trúc, trong sáng về cảm xúc.
Anh đó gió từ cuộc đời quỏ sớm, để lại muôn vàn tiếc thương cho gia đỡnh, bố bạn và đồng nghiệp, nhưng những bài hỏt của anh sẽ khụng phai nhũa trong ký ức của mọi người.
Nhớ về anh
00:00
Trần Ngọc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét